Vẹt xích là loài vẹt đuôi dài, thông minh, nếu được nuôi dưỡng và huấn luyện tốt thì sẽ rất ngoan, nói tốt, và rất quấn chủ. Vì vậy, loài vẹt này rất phổ biến ở Việt Nam, được rất nhiều người ưa chuộng nuôi làm thú cưng.

1. Nguồn gốc của vẹt xích
Vẹt xích hay vẹt Alexandrine có tên khoa học là Psittacula eupatria, thuộc chi psittacula, Tông Psittaculini, Phân họ Psittaculinae, Họ Psittaculidae, Liên họ Psittacoidea (vẹt “thực sự”). Cái tên Alexandrine bắt nguồn từ tên của Alexander Đại đế, người đã chuyển nhiều loài chim từ Punjab đến nhiều quốc gia ở Châu Âu và khu vực Địa Trung Hải.
Trong tự nhiên, vẹt Alexandrine sống trong rừng, đất nông nghiệp, và rừng ngập mặn. Chúng sống theo đàn, ở những nơi có nhiều thức ăn. Thức ăn chủ yếu là nhiều loại hạt, chồi, quả và hạt được người dân trồng, chúng thường xuyên gây thiệt hại lớn cho mùa màng, cây trồng của người nông dân.
Vẹt Alexandrine sinh sản từ tháng 11 đến tháng 4 của năm sau. Chúng thường làm tổ trong các hốc cây, hoặc các vết nứt trong các toà nhà. Vẹt mái đẻ từ 2 – 6 trứng, thời gian ấp trứng khoảng 24 – 28 ngày, vẹt non sẽ rời tổ vào khoảng 7 tuần tuổi, và sống chung với cho mẹ cho đến khi đến 3 – 4 tháng tuổi.

Chúng thường sẽ tụ tập lại ngủ chung trên cây vào ban đêm. Và xích thường ngủ chung với vẹt ringneck trong tự nhiên, chúng cùng nhau tụ tập thành đàn sống chung và có thể bắt cặp sinh sản với nhau.


Là loài vẹt có sức đề kháng tốt, tuổi thọ trung bình trong tự nhiên từ 20 – 40 năm. Trong điều kiện nuôi nhốt được chăm sóc tốt loài vẹt này có thể sống lên đến 40 – 50 năm.
2. so sánh các loại vẹt xích phổ biến
a. Vẹt xích Thái – Vẹt má vàng
+ Tên khoa học: Psittacula eupatria siamensis.
+ Khu vực phân bố: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan.
+ Kích thước: trung bình khoảng 56cm.
+ Trọng lượng: khoảng 200 – 300g.
+ Tính cách: rất cọc tính, nhưng nếu được tương tác và huấn luyện tốt thì rất thông minh và quấn chủ.
+ Đặc điểm nhận diện: chân màu vàng, sau đầu và gáy có màu xanh lam, mảng lông màu đỏ trên cánh nhạt hơn những phân loài khác.
+ Tình trạng bảo tồn: cấp NT – dễ bị tổn thương, sắp bị đe doạ tuyệt chủng
Thông tin chi tiết vẹt xích Thái
b. Vẹt xích Myanmar
+ Tên khoa học: Psittacula eupatria avensis
+ Khu vực phân bố: Đông Bắc Ấn Độ, Bangladesh và Myanmar.
+ Kích thước: trung bình khoảng 56cm.
+ Trọng lượng: khoảng 200 – 300g
+ Tính cách: rất cọc tính, nhưng nếu được tương tác và huấn luyện tốt thì rất thông minh và quấn chủ.
+ Đặc điểm nhận diện: cổ có màu hơi vàng hơn và có một sọc xanh hẹp ở sau cổ, chân đa số có màu xám hoặc xanh xám.
+ Tình trạng bảo tồn: cấp NT – dễ bị tổn thương, sắp bị đe doạ tuyệt chủng
Thông tin chi tiết vẹt xích Myanmar
c. Vẹt xích ấn độ
Là phân loài to lớn nhất, thông minh nhất, nói tốt nhất, trầm tính nhất và giá cao nhất.
+ Tên khoa học: Psittacula eupatria nipalensis.
+ Khu vực phân bố: Đông Afghanistan , Pakistan , Ấn Độ , Nepal, Bhutan và Sri Lanka.
+ Kích thước: dài khoảng 60cm.
+ Trọng lượng: nặng khoảng 300 – 400g.
+ Tính cách: cọc tính nhưng trầm tính nhất trong 3 phân loài.
+ Đặc điểm nhận diện: có râu – dãi lông màu đen dưới cằm từ lúc còn non kể cả vẹt trống và vẹt mái. Chân màu trắng xanh.
+ Tình trạng bảo tồn: cấp NT – dễ bị tổn thương, sắp bị đe doạ tuyệt chủng
Thông tin chi tiết vẹt xích Ấn Độ
4. Giá vẹt xích non

Giá bán vẹt xích thái hay vẹt má vàng từ 2.5 – 3 triệu đồng.
Giá vẹt xích myanmar trung bình từ 3 – 4 triệu đồng.
Giá vẹt xích ấn độ từ 10 – 12 triệu đồng.
Với bài viết này, hy vọng mang đến cho bạn thêm thông tin về loài vẹt xích, cũng như phân biệt được các phân loài phổ biến hiện có trên thị trường.
Hãy subscribe kênh youtube của Dạy Vẹt Nói để xem thêm nhiều video về vẹt nhé!