Vẹt monk giá bao nhiêu? Cách chăm sóc vẹt khỏe mạnh

Nhỏ nhắn xinh đẹp, vừa biết làm trò biết nói, mà lại còn dễ nuôi, bạn có muốn một người bạn vẹt đồng hành tuyệt vời như mô tả trên không?

Nếu có thì hãy cùng Dạy vẹt Nói tìm hiểu ngay về loài vẹt monk parakeet (vẹt thầy tu). Một loài vẹt tỏa sáng cả về ngoại hình, tính cách lẫn tài năng. Có lẽ vì thế mà câu hỏi vẹt monk giá bao nhiêu? Là câu hỏi mà shop nhận về được rất nhiều. 

Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn nha. Bên cạnh việc cung cấp thông tin giúp bạn nhận biết những đặc điểm nổi bật của vẹt monk parakeet, bạn còn sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc, cho ăn đúng cách để vẹt bạn được khỏe khoắn, xinh đẹp nữa đó. 

vẹt monk
vẹt monk xinh đẹp

1. Vẹt monk parakeet có nguồn gốc từ đâu?

Vẹt monk parakeet được đặt với cái tên khoa học là Myiopsitta monachus. Vẹt monk parakeet (vẹt thầy tu) có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Chúng được tìm thấy sinh sống đa số ở các nước Argentina, Bolivia, Brazil và Paraguay. Chúng thích sống trong những cánh rừng.

Đàn vẹt monk hoang dã này cũng hay xuất hiện ở nhiều khu vực đô thị trên khắp thế giới. Ở một số nơi, chúng được coi là mối đe dọa đến các loại cây trồng và các loài chim bản địa khác. 

Điểm thú vị là vẹt monk parakeet là loài duy nhất biết xây tổ. Thay vì tìm những hốc cây, gốc hang để cư trú như bao loài vẹt khác, thì chúng lại dành rất nhiều thời gian để làm tổ từ những cành cây và lá cây.

Nổi tiếng trong việc xây dựng cộng đồng bền chặt, chúng cùng những “cộng đồng” này, tập hợp thành bầy đàn lớn cùng nhau tạo ra những chiếc “tổ chim” vô cùng bề thế và phức tạp. Được biết, tổ của chúng có thể có nhiều phòng và cửa ra vào riêng cho mỗi con. Điều này thật thú vị phải phải không nào?

vẹt monk nguồn gốc từ nam Mỹ
vẹt monk nguồn gốc từ nam Mỹ, là loài vẹt sống “cộng đồng”

2. Vẹt monk parakeet có vẻ ngoài như thế nào?

Với thân hình chỉ dài khoảng 30cm, vẹt monk parakeet được xếp vào loài chim cỡ nhỏ. Chúng nặng khoảng 100g đối với con trống. Vẹt mái thường nhỏ hơn 10–20%. Chúng có sải cánh dài khoảng 48cm. Loài vẹt này thường sống từ 20 – 30 năm, tất nhiên ở ngoài môi trường hoang dã thì tuổi thọ chúng thường ngắn hơn.  

Vẹt monk parakeet trong tự nhiên, mang bộ lông điển hình màu xanh lục sống động phủ toàn thân. Chiếc đầu to và mỏ màu hồng trong thân hình thon nhỏ khiến chúng khá đáng yêu. Điểm đặc trưng nhận dạng monk parakeet là mảng màu xám từ phần đầu kéo dài xuống phía cổ trước và 2 bên má. Đôi cánh vẹt có màu xanh lam tuyệt đẹp. Chúng sở hữu chiếc đuôi dài, nhọn trông khá quyến rũ với mặt dưới có màu xanh lục nhạt.  

vẹt monk ngoại hình bắt mắt
vẹt monk ngoại hình bắt mắt với đôi cánh xanh lam ngọc

Say mê ngoại hình cuốn hút của chúng, nhiều chương trình nhân giống nuôi nhốt đã được thành lập. Những chương trình này đã tạo ra nhiều đột biến màu sắc đẹp mắt, phong phú hơn cho loài vẹt này.

Một số giống loài đột biến, lai tạo thành công bao gồm:

Green monk parakeet: màu xanh lá

  • Grey monk parakeet: màu nâu
  • Blue monk parakeet: xanh dương
  • Lutino monk parakeet: vàng và có mắt màu đỏ
  • Albino monk parakeet: màu bạch tạng
vẹt monk màu xanh dương
vẹt monk màu xanh dương (blue monk parakeet)

3. Tính cách và khả năng của vẹt monk parakeet như thế nào?

Tình cảm và hiền lành là những tính cách nổi bật bạn có thể mong đợi ở loài vẹt này. Chúng cũng hay thường bày trò giải trí giống như những chú hề nhỏ,mang đến tràn cười cho bạn.

Là loài của cộng đồng, sống theo tình cảm, bạn có thể dễ dàng thuần hóa chúng thành vẹt cưng trung thành. Khi mối quan hệ càng gắn bó và phát triển, bạn có thể được vẹt cưng chào đón khi về nhà với những tiếng rít phấn khích (như thú cưng chó, mèo khác). Tất nhiên chúng cũng khá hiền lành và thân thiện với thành viên nhỏ trong gia đình.

vẹt monk tính cách thân thiện và tình cảm
vẹt monk tính cách thân thiện và tình cảm

a. Vẹt monk parakeet có ồn ào không?

Có nhiều ý kiến trái chiều độ ồn của loài vẹt này. Một số cho rằng chúng khá ồn ào, trong khi số khác lại nhận xét chúng là loài chim khá yên tĩnh, hiền lành. Tuy nhiên, nhìn chung độ ồn của âm thanh mà chúng phát ra sẽ không đến mức làm phiền hàng xóm của bạn đâu.   

b. Vẹt monk parakeet có nói được không?

Bắt chước âm thanh và huýt sáo là tài năng của loài chim cảnh này. Nhiều âm thanh khác nhau như tiếng rít, tiếng lách cách và tiếng la hét… mà bạn nghe thấy, là do loài vẹt này tạo ra để giao tiếp với nhau. 

Tuy là loài vẹt nhỏ nhưng chúng lại nổi tiếng với khả năng nói chuyện đặc biệt. Khả năng phát triển vốn từ vựng phong phú và thậm chí có thể ghép nhiều cụm từ lại với nhau là ưu điểm vượt trội của monk parakeet. Chúng có xu hướng nói rõ ràng và nhiều hơn khi đã tập nói được. Tài năng này chính là điểm khiến chúng càng trở nên đắt giá.

3. Tập tính sinh sản của vẹt monk 

Như đã đề cập ở trên, vẹt monk parakeet thường thu thập các cành cây lại với nhau xây tổ lớn để cư trú và sinh sản quanh năm. 

vẹt monk cặp đôi
vẹt monk cặp đôi gắn bó

Monk parakeet sống theo cặp, một trống một mái.Trong môi trường nuôi nhà, chúng cũng khá dễ cho sinh sản. Mỗi năm thường sẽ có 2 kỳ sinh sản, nhưng mùa thích hợp nhất thường là bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 7 hay vào đầu thu. Mỗi lứa thường đẻ 5-12 quả trứng. Thời gian để trứng nở: trong vòng 24 ngày. Mất khoảng 3, 4 tháng sau đó, khi vẹt đã mọc đủ lông và có thể bay, chúng có thể tự lập.

Cách phân biệt vẹt monk parakeet trống và mái?

Như phần lớn các loài vẹt khác, monk parakeet là loài đơn hình. Vẹt mái và trông gần như giống y hệt nhau về bề ngoài. Vì thế, cách duy nhất để biết chắc chắn giới tính của vẹt cưng là thông qua việc xét nghiệm giới tính. 

4. Điểm danh những điều thú vị về vẹt monk parakeet

Vẹt monk parakeet sở hữu nhiều tên thay thế khác như vẹt đuôi dài Quaker, vẹt đuôi dài tu sĩ hay vẹt thầy tu. Cái tên “vẹt thầy tu” hài hước này có lẽ xuất phát từ việc phía trước đầu và cổ vẹt có mảng màu xám. Chiếc mảng này trông khá giống như chiếc mũ trùm đầu mà các thầy tu xưa thường hay đội.

Ở phương Tây, vẹt monk thường được gọi phổ biến với các tên vẹt Quaker. Cái tên này xuất hiện là do loài vẹt này có hành vi chuyển động “lắc lư” khá đặc biệt. Những chú vẹt này rất thích lắc lư, chuyển động qua lại theo một cách độc đáo, đặc biệt là khi chúng phấn khích hoặc cảm thấy bị đe dọa. Vẹt con cũng hay thường run rẩy khi chúng muốn xin ăn.

vẹt monk có tập tính lắc lư
vẹt monk có tập tính lắc lư

Là loài vẹt duy nhất xây tổ bằng những thanh que thay vì đục lỗ, tìm hốc trên cây. Tổ của chúng được xây dựng trên cây (trong khu rừng) hay trên cả những công trình nhân tạo, nhà chung cư (trong khu đô thị).

Chiếc tố phức tạp mà chúng xây cùng “bầy đàn” có thể có kích thước to bằng một chiếc ô tô nhỏ.

vẹt monk xây tổ
vẹt monk là loài chim duy nhất xây tổ bằng việc thu nhập cành cây

Tuổi thọ của vẹt có thể tăng lên đến 25 đến 30 năm trong điều kiện nuôi thuận lợi, thay vì 15 năm trong tự nhiên.

5. Vẹt monk ăn gì?

Để vẹt monk cưng phát triển tốt nhất, bạn nên cung cấp một chế độ ăn uống đa dạng nguồn dinh dưỡng và cân bằng. Tùy theo tuổi tác và thể trạng cân nặng của vẹt cưng, bạn hãy điều chỉnh lượng khẩu phần ăn cho phù hợp và cân đối.

Dưới đây là một số khuyến nghị về các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của vẹt monk parakeet:

  • 60% khẩu phần chính là thức ăn dạng viên đóng gói. 

Bạn có thể tìm các loại sản phẩm thức ăn này ở các shops dành cho thú cưng, chim cảnh. Đây là nguồn thực phẩm cung cấp những dưỡng chất dành riêng cho loài vẹt. Nên chọn những sản phẩm có thương hiệu và xuất xứ rõ ràng. Tránh mua hàng kém chất lượng dễ gây hại cho sức khỏe vẹt nuôi. Bạn có thể tham khảo một số thức ăn chất lượng cao tại đây.

  • Trong khẩu phần còn lại, các loại trái cây, quả hạch, rau xanh hay hạt nảy mầm…là nguồn thực phẩm tốt cần bổ sung cho vẹt

Hạt nảy mầm, cây họ đậu:

Bạn chỉ cần ngâm hạt trong nước, thỉnh thoảng rửa sạch và có thể cho vẹt monk ăn khi chúng bắt đầu nảy mầm. Thức ăn là các loại đậu thì tốt nhất là nên nấu chín và cho vẹt ăn khi nguội.

Trái cây: quả lựu, quả mâm xôi, cam, kiwi, táo, đu đủ, quả mọng, xoài, nho…

Rau tươi có màu xanh đậm: cải, bông cải, đặc biệt vẹt biết ăn ớt

  •  Khi khuyến khích vẹt monk parakeet làm trò, tập nói bạn hãy cho chúng ăn một vài loại hạt mà chúng ưu thích như: hạt cọ, hạnh nhân, kê, hạch…
  • Ngoài các nguồn thực phẩm nêu trên, bạn cũng nên bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất, thuốc bổ cho vẹt theo định kỳ nhất định, để tăng cường sức khỏe phòng bệnh, đặc biệt là trong thời kỳ sinh sản.
vẹt monk ăn hoa quả trong tự nhiên
vẹt monk ăn hoa quả trong tự nhiên

Khi cho vẹt ăn cần ghi nhớ: 

  •   Thức ăn cần phải rửa sạch với nước, các loại trái cây lớn nên cắt thành miếng vừa ăn. 
  •   Thức ăn tươi bị dư thừa quá 24 tiếng, phải được loại bỏ.
  •   Thường xuyên cung cấp nước uống sạch
  •   Không cho vẹt ăn tỏi, cà chua, bơ, cacao, nấm, hành tây
chế độ ăn vẹt monk
chế độ ăn vẹt monk nên bổ sung trái cây và quả hạt

 6. Cách chăm sóc vẹt monk khỏe mạnh

Để vẹt monk parakeet phát triển khỏe mạnh, chúng cần được nuôi trong môi trường sạch sẽ, ấm áp có nhiều ánh sáng và hơn hết là sự gắn bó, kích thích tinh thần 

Về không gian nhà ở, không nhất thiết bạn phải có chiếc lồng cỡ đại cho chú vẹt nhỏ nhắn này (trừ trường hợp bạn nuôi một bầy vẹt), chọn một chiếc lồng size nhỏ có nhiều không gian cho chúng bay nhảy, sải cánh thoải mái là đủ.

Tuy nhiên, ngôi nhà tốt nhất cho vẹt cưng phải làm bằng chất liệu sắt thép, không rỉ sét và sứt mẻ, lớp sơn không bị bong tróc gây hại. Nếu còn nhiều băn khoăn, bạn có thể tham khảo chiếc lồng ngoại nhập chất lượng cao tại đây.

Khi chọn và đặt lồng vẹt cần lưu ý:

  • Thân hình nhỏ của vẹt monk có thể khiến chúng bị kẹt lại, nếu thiết kế giữa các thanh chắn lồng vẹt quá rộng.
  • Đặt lồng ở nơi yên ắng, tránh gió lùa và cả ánh nắng trực tiếp
  • Lồng nuôi nên được vệ sinh đều đặn theo định kỳ.

Bất kỳ là vẹt nào cũng tò mò và hứng thú với nhiều loại đồ chơi, phụ kiện đa dạng. Việc chuẩn bị cho chúng nhiều đồ chơi để giải trí, hoạt động và tư duy, sẽ giúp làm giảm sự nhàm chán, một vấn đề thường gặp ở đa số vẹt cưng. 

Các loại đồ chơi mà vẹt monk parakeet ưa thích thường là xích đu, đồ chơi tìm kiếm thức ăn hay phát ra âm thanh, đồ chơi xếp hình bằng nhựa và nhiều thứ khác giúp bộ não thông minh của chúng luôn bận rộn.

vẹt monk thích đu lượn
vẹt monk thích đu lượn

Là “một kỹ sư” xây tổ tài ba, bạn có thể khuyến khích bản năng này của chúng bằng cách thêm một số que, cành cây sạch hoặc vật liệu dệt vào lồng. Đôi khi, bản năng này mạnh đến nỗi, chúng sẽ cố gắng xây tổ bằng các đồ vật khác mà chúng tìm thấy. Vì thế, tốt nhất bạn nên giám sát chúng thường xuyên khi chúng ra khỏi lồng.

Điều quan trọng hơn hết, là dành thời gian trò chuyện và tương tác với vẹt cưng của bạn. Bất kì một chú vẹt nào cũng yêu thích điều này! Tin rằng, qua việc gắn bó tình cảm vẹt monk cưng của bạn sẽ càng ngoan ngoãn và phát huy nhiều khả năng tài ba của chúng. 

7. Vẹt monk giá bao nhiêu?

Tuy mang thân hình nhỏ bé, vẹt monk parakeet với nhiều ưu điểm nổi trội về tính cách, màu sắc bộ lông cũng như khả năng nói, làm trò tốt, đã giúp chúng chinh phục tình cảm của không ít người yêu chim cảnh. Vì thế mà giá vẹt Monk cũng xứng tầm với giá trị mà chúng mang lại.  

Trên thị trường mức giá của vẹt monk parakeet thường sẽ giao động theo nhóm như sau:

  • Ở các trại giống hay cửa hàng chim cảnh uy tín, vẹt monk parakeet thường có giá từ 8.000.000đ – 9.500.000 vnđ/ con. Ở mức giá này, vẹt nuôi thường đã được tiêm phòng đầy đủ đảm bảo về sức khỏe và có thể được bảo hành tại nơi bán.
  • Vẹt Monk tìm mua thông qua trao đổi hội nhóm hay cá nhân thường có giá mềm hơn đôi chút, mức giá trong khoảng 5.500.000đ – 6.500.000 vnđ. Giá cả sẽ còn tùy thuộc vào các yếu tố như ngoại hình, màu sắc, độ tuổi và khả năng của vẹt.
  • Một số cá thể vẹt monk parakeet có màu sắc bộ lông quý hiếm như Lutino parakeet (vàng) và Albino parakeet (màu bạch tạng) sẽ rất khó tìm và có giá đắt đỏ.
vẹt monk giá bao nhiêu
vẹt monk giá bao nhiêu?

Hi vọng rằng, các chia sẻ trên sẽ mang đến những thông tin bổ ích cho bạn. Chúc bạn tìm được vẹt cưng ưng ý của riêng mình!

Cũng đừng quên theo dõi kênh youtube của Dạy Vẹt Nói, để xem thêm nhiều video huấn luyện vẹt tập nói nha!

 

 

Để lại một bình luận

Vui lòng không copy!

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon