Vẹt lovebird giá bao nhiêu? vẹt lovebird ăn gì?

Vẹt lovebird giá bao nhiêu? vẹt lovebird ăn gì? Vẹt lovebird là một trong những loài vẹt rất đẹp, có nhiều màu sắc sặc sỡ, nhỏ nhắn, dễ thương, quấn chủ, làm trò tốt, và đặc biệt là giá rất rẻ, tầm giá chỉ từ vài trăm nghìn đồng, rất thích hợp với các bạn học sinh, sinh viên và các bạn mới tập chơi vẹt.

infographic thông tin vẹt lovebird
infographic thông tin vẹt lovebird – vẹt lovebird giá bao nhiêu

Nếu các bạn tìm cho mình một chiếc vẹt đầu tay, thì đây là một lựa chọn hàng đầu nhé! Hãy đọc kỹ bài viết để thấy vì sao nhé! Tìm hiểu xong mình tin chắc bạn sẽ không chỉ chọn 1 bé vẹt lovebird đâu, mà sẽ nuôi cả bầy lovebird 7 sắc cầu vồng trong nhà luôn cho mà xem.

1. Nguồn gốc xuất xứ và thể trạng

Vẹt lovebird hay vẹt uyên ương thuộc Chi Agapornis, Phân họ Agapornithinae, Họ Psittaculidae, Liên họ Psittacoidea (vẹt “thực sự”). Lovebird có nguồn gốc từ lục địa châu phi. Cái tên vẹt uyên ương xuất phát từ tính cách sống cặp đôi bền chặt của loài vẹt này, lovebird sống một vợ một chồng trong suốt cuộc đời, trừ khi bạn tình của chúng mất hoặc không còn được sống cùng nhau thì chúng mới bắt cặp với con khác.

Vẹt lovebird có chiều dài từ 13 – 17 cm, sải cánh khoảng 24cm, và nặng khoảng 40 – 60g. Lovebird là một trong những loài vẹt nhỏ nhất, chúng chỉ lớn hơn vẹt parrotlet một xíu.

vẹt lovebird (trái) và vẹt parrotlet (phải)
Vẹt lovebird (trái) và vẹt parrotlet (phải)

Tuổi thọ lovebird trung bình từ 10 – 12 năm trong tự nhiên, trong môi trường nuôi nhốt được chăm sóc tốt lovebird có thể sống lên đến 15 – 20 năm.

Mắt của lovebird có 2 loại, loại có một vòng da màu trắng xung quanh mắt – được gọi là lovebird có viền, và loại không có viền da trắng xung quanh mắt – được gọi là lovebird không viền. Thông thường lovebird không viền sẽ to hơn lovebird có viền.

vẹt lovebird không viền (trái) và lovebird có viền (phải)
Vẹt lovebird không viền (trái) và lovebird có viền (phải)

2. Các màu phổ biến của vẹt lovebird

lovebird có nhiều màu sắc sặc sỡ
lovebird có nhiều màu sắc sặc sỡ

a. Vẹt lovebird màu cơ bản

Lovebird cơ bản là loài lovebird có viền mắt, có tên khoa học là Agapornis fischeri, được phát hiện vào cuối thế kỷ 19, chúng được đặt theo tên của nhà thám hiểm người Đức Gustav Fischer.

Vẹt Lovebird cơ bản có lưng, ngực và cánh màu xanh lá cây. Cổ của chúng có màu vàng vàng và khi càng tiến lên phía trên, nó sẽ chuyển sang màu cam đậm hơn. Đỉnh đầu có màu xanh ô liu, mỏ có màu đỏ tươi. Mặt trên của đuôi có một số lông màu tím hoặc xanh. Vẹt non rất giống với vẹt trưởng thành, ngoại trừ việc chúng có màu xỉn hơn và phần dưới của hàm dưới có các vết màu nâu. Chúng là một trong những loài vẹt nhỏ hơn đa số các loài lovebird khác, dài khoảng 14 cm và nặng 43 – 58g.

vẹt lovebird màu cơ bản
Vẹt lovebird màu cơ bản

b. Lovebird cơ bản mặt hồng đào

Lovebird mặt hồng đào có tên khoa học là Agapornis roseicollis, là một loài không viền có nguồn gốc từ các vùng khô cằn ở tây nam châu Phi như sa mạc Namib. Chim hoang dã chủ yếu có màu xanh lục với phần mông màu xanh lam. Mặt và cổ có màu hồng, đậm nhất ở vùng trán và phía trên mắt. Mỏ có màu trắng ngà, mống mắt màu nâu, chân và bàn chân màu xám. Vẹt non có mặt và cổ màu hồng nhạt, mỏ có gốc màu nâu.

lovebird cơ bản mặt hồng đào
Lovebird cơ bản mặt hồng đào

c. Vẹt lovebird đen

Lovebird đen là loài có viền mắt, có lưng, cánh, đầu, đuôi màu đen, ngực và gáy màu trắng, bụng màu xám. cùng với chiếc mỏ màu trắng.

lovebird đen
Lovebird đen

d. Vẹt lovebird xanh đầu đen

Lovebird xanh đầu đen có tên khoa học là Agapornis personatus, là loài có viền mắt, Chúng có nguồn gốc từ vùng Arusha của Tanzania và đã được du nhập vào Burundi và Kenya.

Là một loài vẹt nhỏ chủ yếu có màu xanh lá cây dài khoảng 14,5cm. Phần trên của nó có màu xanh đậm hơn so với bề mặt phía dưới. Đầu của nó màu đen và có cái mỏ màu đỏ tươi với màu trắng phía trên. Với chiếc cổ màu vàng và phần màu vàng lan rộng ra sau gáy.

lovebird xanh đầu đen
Lovebird xanh đầu đen

Đột biến màu xanh lam ban đầu được tìm thấy ở các loài chim hoang dã vào những năm 1920 và là đột biến màu sắc lâu đời nhất được biết đến trong chi. Cơ thể chúng chủ yếu là màu xanh lam, bụng và gáy màu trắng, đầu màu đen và chiếc mỏ màu trắng.

lovebird xanh lam đầu đen
Lovebird xanh lam đầu đen

e. Vẹt lovebird tím

lovebird tím đầu đen
Lovebird tím đầu đen

 

lovebird tím đầu trắng
Lovebird tím đầu trắng

f. Vẹt lovebird vàng

Lovebird vàng
Lovebird vàng

 

g. Vẹt lovebird trắng

Lovebird trắng
Lovebird trắng

h. Vẹt lovebird kem

lovebird màu kem
Lovebird màu kem

i. Lovebird opaline, lem, và các màu đặc biệt khác

Lovebird xanh ngọc

Lovebird xanh mặt trắng

Lovebird xanh mặt cam

Lovebird vàng lem xanh mặt hồng đào

Lovebird vàng lem

Lovebird vàng đầu đỏ đậm

Lovebird vàng chanh

Lovebird opaline3

Lovebird xanh đầu vàng

Lovebird đỏ lem

lovebird bi color

Lovebird opaline

lovebird lem

Vẹt lovebird có rất rất nhiều màu, trên đây chỉ là một số màu thông dụng có trên thị trường để các bạn tham khảo.

3. Vẹt lovebird có nói được không

Lovebird là một loài khá ồn ào, tuy âm lượng không lớn nhưng chúng ríu rít suốt cả ngày. Là một loài vẹt khá thông minh, ham học hỏi, làm trò rất tốt, nếu được huấn luyện từ nhỏ thì vẹt lovebird làm được rất nhiều trò, nhưng cho dù được dạy nói tốt đến đâu thì vẹt lovebird cũng nói rất tệ, những cá thể nói tốt nhất thì cũng nói được một vài câu ngắn, và thậm chí chỉ chủ nuôi chúng, dạy chúng nói mới nghe được chúng đang nói gì.

Ngoài nói kém thì loài vẹt này hầu như cũng rất hiếm khi huýt sáo hay học theo âm thanh môi trường xung quanh hay tiếng các loài vật khác.

Lovebird làm trò đạp xe
Lovebird làm trò đạp xe

 

Lovebird chui qua vòng
Lovebird chui qua vòng

 

Lovebird làm trò
Lovebird làm trò

4. Vẹt lovebird ăn gì

Vẹt lovebird là một loài ăn tạp, từ rau củ quả, các loại hạt cho tới xác động vật. Đặc biệt khi cắn nhau, những con vẹt bị chết sẽ trở thành thức ăn của những con lovebird còn sống.

Lovebird rất thích ăn các loại hạt như bắp, kê, ba khía, hạt láng, hướng dương, kham… Đa số rất thích ăn hạt hướng dương, nếu bạn cho lovebird ăn hạt trộn, chúng sẽ lựa hướng dương ăn hết trước tiên, sau đó mới ăn những loại hạt khác, bạn nên giảm lượng hạt hướng dương trong thành phần hạt trộn so với các loại hạt khác, vì hướng dương dễ gây béo phì cho vẹt.

Ngoài ra bạn nên cho vẹt ăn các loại rau củ mỗi tuần, đặc biệt là ra muống, rau lang, lá lốp, đinh lăng, xả, ớt… những loại thức ăn này rất tốt cho vẹt, ngoài bổ sung dinh dưỡng thì các loại rau trên còn giúp ngăn ngừa bệnh cho vẹt.

Vẹt lovebird ăn rau tươi
Vẹt lovebird ăn rau tươi

Đối với vẹt lovebird non, tốt nhất các bạn cho vẹt ăn bột nutribird a19 hoặc a21, loại bột chuyên dùng tốt nhất cho vẹt. Tuy giá của loại bột này khá cao, nhưng vẹt lovebird ăn rất ít, mỗi lần ăn chỉ vài cc, nên các bạn không phải lo lắng về chi phí nuôi vẹt nhé!

Khi vẹt khoảng 30 ngày tuổi, các bạn vừa cho vẹt ăn bột, vừa tập cho vẹt ăn hạt. Hãy để trong lồng vẹt một vài nhánh kê, vẹt non sẽ tò mò tới cắn phá, sau khi phá vài lần thì vẹt non sẽ nhận ra hạt này ăn được, chúng sẽ ăn dần và tự biết ăn hạt. Sau đó bạn hãy giảm dần lượng bột và bổ sung thêm các loại hạt khác, trộn nhiều loại hạt cho vẹt ăn như những chú vẹt trưởng thành nhé.

Trong môi trường nuôi pet, những chú vẹt thuần sẽ rất dạn dĩnh, chúng thường quấn theo chủ nuôi, khi thấy chủ ăn gì cũng tới xin ăn, chúng thường hay ăn cơm cùng chủ, có một số bạn thương vẹt, hay cho vẹt ăn thịt cá, những loại thức ăn mặn thì nên hạn chế cho vẹt ăn, tuy có bổ sung dinh dưỡng cho vẹt, nhưng khi vẹt đi phân rất hôi nha các bạn. Tốt nhất hãy tập cho vẹt ăn các loại rau củ quả và các loại thức ăn chay.

5. Chuồng nuôi vẹt lovebird

Lovebird là một loài vẹt với kích thước nhỏ nhắn, vì vậy mà người chơi không cần phải đầu tư một chiếc lồng to hay quá kiên cố như những loài vẹt khác. Đa số người chơi vẹt sẽ có những dạng nuôi sau đây:

a. Nuôi chỉ 1 bé vẹt

Với một chú vẹt lovebird nhỏ nhắn thì chỉ cần một chiếc lồng sắt size nhỏ, với kích thước tối thiểu thông dụng 47x30x30cm là cơ bản đủ không gian để một chiếc vẹt lovebird bay nhảy thoải mái trong chiếc lồng

lồng sắt vuông kích thước 47x30x30 phù hợp với vẹt lovebird
lồng sắt vuông kích thước 47x30x30 phù hợp với vẹt lovebird

b. Nuôi một cặp

Nếu bạn nuôi một cặp vẹt lovebird chung một lồng thì nên nuôi cùng nhau từ lúc còn non, để tránh tình trạng vẹt cắn nhau, và chiếc lồng với kích thước tối thiểu được khuyến nghị là 60x40x40cm

c. Nuôi nhiều loài vẹt khác nhau chung một lồng

Khi nuôi vẹt lovebird chung với các loài vẹt khác cần chú ý: vẹt lovebird rất hung hăng với các loài khác, khi tranh giành thức ăn và đồ chơi, đặc biệt là vào mùa sinh sản, vẹt love bird có thể sẽ cắn chết các loài vẹt to lớn hơn rất nhiều. Kích thước nhỏ bé nên khi nuôi chung lồng với các loài vẹt lớn hơn cần chú ý với chiếc lồng lớn thì thông thường khoảng cách nan sẽ lớn, vẹt lovebird có thể chui ra ngoài bay mất.

Lồng nuôi vẹt thép carbon nhập khẩu 3 tầng 6 ngăn cho vẹt size nhỏ
lồng thép carbon nhập khẩu 3 tầng 6 ngăn

d. Nuôi tập thể trong một aviary

Do vẹt lovebird có rất nhiều màu sắc, nên khi nuôi tập thể với rất nhiều cá thể trong một không gian sẽ rất đẹp, vẹt sẽ tụ tập thành từng nhóm với nhiều màu sắc sặc sỡ, giúp cho người chơi xả tress sau một ngày làm việc mệt mỏi rất tốt.

Nhưng nhược điểm của cách nuôi này là vào mùa sinh sản thì vẹt thường xuyên cắn nhau, vẹt dễ lây bệnh cho nhau, chỉ cần một con bệnh thì sẽ lây cho cả đàn, rất khó phòng bệnh và trị bệnh cho vẹt.

Vẹt lovebird nuôi trong aviary
Vẹt lovebird nuôi trong aviary

Do vẹt lovebird rất nhỏ, cho dù bạn nuôi vẹt trong lồng hay trong aviary thì cũng cần lưu ý những điều sau: khoảng cách các nan lồng phải nhỏ, chỉ từ 1 – 1.2cm để tránh vẹt chui ra ngoài bay mất hay các loài chuột bọ chui vào cắn vẹt. Lồng nuôi phải bằng kim loại, không được làm bằng nhựa hoặc gỗ, vì mỏ vẹt rất khoẻ, vẹt sẽ cắn phá rất nhiều. Nên bố trí nhiều cây gỗ và đồ chơi phụ kiện bên trong lồng cho vẹt đậu và cắn phá.

Lồng hay chuồng nuôi nên tránh ánh sáng chiếu trực tiếp, tránh gió lùa vì vẹt rất sợ lạnh, tránh nơi ẩm thấp, và phòng bếp. Nên thường xuyên vệ sinh chuồng trại, cống thức ăn và bình nước uống cho vẹt, tránh để thức ăn thừa lâu ngày, thức ăn thừa dễ nấm mốc gây bệnh cho vẹt.

Vào mùa lạnh nên bật đèn sưởi cho vẹt, hoặc dùng áo trùm lồng để phòng tránh vẹt bị cảm lạnh, thường xuyên bổ sung vitamin, điện giải vào nước cho vẹt uống để tăng cường sức đề kháng.

Nếu các bạn muốn có một chú vẹt thật ngoan, quấn chủ, hiền lành, thân thiện thì hãy cắt cánh vẹt, để thường xuyên cho vẹt ra ngoài chơi, thả tự do đi lại trong nhà cùng chủ. Tránh nhốt vẹt trong lồng trong thời gian dài. Nhưng lưu ý khi cho vẹt ra ngoài chơi nhớ chú ý đến những đường dây điện và các vật dụng trong nhà, vẹt rất hay cắn phá, có thể cắn hư hỏng vật dụng trong nhà, cắn dây điện gây nguy hiểm.

6. Đặc điểm sinh sản

Là một loài vẹt rất thân thiện với chủ nuôi và bạn tình, nhưng vẹt lovebird rất cọc tính và hung ác với đồng loại, thậm chí với các loài vật khác to lớn hơn nhiều. Điểm đặc biệt của lovebird là khi cắn nhau thì chúng rất hung hăng, cắn nhau đến chết thì thôi, không bỏ cuộc dù bị thương rất nặng.

Vào độ tuổi trưởng thành, khoảng 4 – 6 tháng tuổi, các con trống sẽ đi tìm bạn tình, các con trống nếu cùng chọn một con mái thì chúng sẽ cắn nhau đến chết, con trống nào thắng sẽ chiếm được cơ hội giao phối với con mái, lúc này nếu con mái không đồng ý thì con mái cũng sẽ cắn con trống cho đến chết, chỉ con trống được con mái chọn thì chúng mới giao phối với nhau đến suốt đời.

Vẹt lovebird sống chung thuỷ và giao phối với nhau suốt đời, chúng sinh sản quanh năm, mỗi lứa sinh sản từ 3-5 trứng, một số trường hợp vẹt được ăn uống đầy đủ dưỡng chất thì có thể đẻ tới 6 – 8 trứng trong một lứa, thời gian ấp trứng khoảng 21 ngày. Vẹt con sẽ mọc lông đầy đủ và rời tổ sau 38 – 42 ngày tuổi.

Trong môi trường nuôi pet, khi đến tuổi sinh sản mà không có bạn tình, thì biểu hiện của con trống sẽ hay ôm cái cây, cầu đứng hoặc đồ chơi mà “đẩy mông”, còn con mái sẽ có biểu hiện cắn giấy, cỏ, lá cây… gắn vào đuôi của chúng và mang về tổ. Nếu không có con trống thì con mái vẫn đẻ, nhưng trứng sẽ không có cồ và tất nhiên là không thể nở ra con non.

Vẹt lovebird mái tha giấy về lót tổ
Vẹt lovebird mái tha giấy về lót tổ

Nếu các bạn nuôi vẹt sinh sản trong môi trường nuôi nhốt, nhớ thường xuyên bổ sung vitamin, khoáng, và canxi cho vẹt nhé, đối với vẹt lovebird khi sinh sản hay xảy ra hiện tượng tắc trứng do thiếu canxi, vì vẹt được nuôi nhốt trong môi trường thiếu ánh nắng và vẹt sinh sản liên tục quanh năm, nên vẹt mái rất dễ bị thiếu chất.

7. Vẹt lovebird giá bao nhiêu

Vẹt lovebird giá bao nhiêu?
Vẹt lovebird giá bao nhiêu?

Do vẹt lovebird rất dễ sinh sản, điều kiện khí hậu tự nhiên ở Việt Nam rất phù hợp với lovebird, nên có rất rất nhiều trại vẹt lovebird nuôi sinh sản thành công loài vẹt này, vì thế vẹt lovebird có giá rất rẻ, và lovebird cũng có rất nhiều màu, rất nhiều biến thể nên giá vẹt lovebird cũng rất đa dạng, giá từ vài trăm nghìn đồng cho đến cả chục triệu đồng tuỳ theo độ hiếm của màu sắc, để trả lời câu hỏi vẹt lovebird non giá bao nhiêu, sau đây là giá vẹt lovebird thông dụng cho các bạn tham khảo:

Giá vẹt lovebird đen, cơ bản: 400 – 500k

Giá vẹt lovebird vàng, tím, xanh đầu đen: 600 – 1.200k

Giá vẹt lovebird blue, trắng, kem: 800 – 1.500k

Giá vẹt lovebird lem, opaline: 1.200 – 3.000k

Giá vẹt lovebird bicolor, màu hiếm thường có giá từ 5 – 10tr trở lên.

8. Nơi bán vẹt lovebird

Do vẹt lovebird rất dễ sinh sản, mỗi lần sinh khá nhiều trứng, nên như đã nêu ở phần trên, có rất nhiều nơi bán vẹt lovebird TpHCM cũng như có rất nhiều nơi bán vẹt lovebird trên cả nước. Vẹt lovebird được bày bán ở hầu hết các tiệm chim cảnh, các shop chuyên bán vẹt, và thậm chí những người chơi vẹt nuôi một vài cặp lovebird cũng có thể sinh sản ra vẹt lovebird non.

Vẹt lovebird non
Vẹt lovebird non

9. Tóm tắt ưu và nhược điểm của vẹt lovebird

Ưu điểm:

– Đẹp: có rất nhiều màu sắc, sặc sỡ.

– Thông minh, quấn chủ và làm trò tốt.

– Giá rẻ: giá chỉ từ vài trăm nghìn đồng.

– Dễ nuôi: phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam, lovebird rất ít khi bị bệnh vặt.

– Dễ sinh sản: lovebird sinh sản quanh năm.

– Chi phí nuôi thấp: vẹt nhỏ nên lồng nuôi cũng nhỏ, vẹt ăn ít và những loại hạt rẻ tiền.

Nhược điểm:

– Khá ồn ào, kêu liên tục cả ngày.

– Nói kém.

– Hay cắn chết đồng loại và ăn xác.

Hy vọng bài viết này mang lại kiến thức bổ ích cho bạn, cung cấp thông tin vẹt lovebird giá bao nhiêu và vẹt lovebird ăn gì…tới bạn, chúc bạn tìm được thật nhiều chú vẹt lovebird thật đẹp và thật dễ thương! Đừng quên Subscribe kênh youtube của Dạy Vẹt Nói để xem nhiều video về vẹt nha!

Để lại một bình luận

Vui lòng không copy!

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon