Vẹt cockatiel giá bao nhiêu hay vẹt mã lai giá bao nhiêu là câu hỏi thường gặp với các bạn mới tìm hiểu loài vẹt này, một loài vẹt huýt sáo rất giỏi, có thể nhớ và huýt sáo cả một bài nhạc, thông minh, dễ gần, yên tĩnh, rất phù hợp với các bạn ở khu dân cư đông đúc và chung cư. Hãy cùng Dạy Vẹt Nói tìm hiểu loài vẹt này nhé!

1. Nguồn gốc thể trạng vẹt mã lai
Vẹt cockatiel hay còn gọi là vẹt mã lai hoặc vẹt mào úc, có tên khoa học là Nymphicus hollandicus, Chi Nymphicus, Phân họ Nymphicinae, Họ Cacatuidae, Liên họ Cacatuoidea (vẹt mào). Là loài vẹt nhỏ, nhỏ nhất trong liên họ vẹt mào, cockatiel là loài vẹt thông minh, đáng yêu, được nuôi rất phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới.
Vẹt cockatiel hay vẹt mã lai có nguồn gốc từ nước Úc, chúng được tìm thấy chủ yếu ở những vùng đất khô cằn hoặc bán khô hạn nhưng luôn gần nguồn nước. Phần lớn sống du mục, loài vẹt này sẽ di chuyển đến nơi có thức ăn và nước uống. Chúng thường sống theo cặp hoặc đàn nhỏ. Đôi khi, hàng trăm con sẽ vây quanh một vũng nước.
Vẹt cockatiel có chiều dài khoảng 30 – 33cm, là loài nhỏ nhất trong tất cả các loài vẹt mào. Cân nặng khoảng 70 – 120g. Tuổi thọ trung bình từ 10 – 15 năm trong tự nhiên, trong môi trường nuôi được chăm sóc tốt thì vẹt cockatiel có thể sống lên đến 20 – 25 năm. Vẹt Cockatiel có thân hình nhỏ bé với chiếc đuôi dài nhọn. Bộ lông của vẹt Cockatiel hoang dã chủ yếu là màu xám, bụng dưới có màu xám nhạt hơn. Cánh có một mảng màu trắng, má màu cam và có chiếc mào nhọn ở trên đầu.
Trên thế giới hiện có khoảng 22 loài cockatiel đột biến, màu sắc khác nhau. Chúng có màu từ trắng, vàng nhạt, vàng, nâu, trắng ngọc và kết hợp nhiều màu sắc với nhau. Vẹt cockatiel lutino có màu vàng, có những đốm trắng ngọc trai trên lưng và cánh. Lông vẹt chỉ hiện rõ sau lần thay lông đầu tiên.

Cockatiel là loài vẹt lưỡng hình giới tính lúc còn nhỏ, tức là khi còn nhỏ không thể phân biệt được trống mái, sau khi thay lông thì giữa trống và mái sẽ có một số đặc điểm khác nhau để chúng ta phân biệt. Con trống trưởng thành thường có mặt, trán và mào màu vàng sáng. Con mái trưởng thành có đầu màu xám, có những sọc vàng nhỏ nằm ngang ở mặt dưới lông đuôi, con mái có hậu môn nở rộng hơn con trống, với những con vẹt cockatiel lutino thì con mái sẽ có nhiều những mảng màu vàng dưới cánh hơn con trống…

2. Đặc tính sinh sản của vẹt mã lai
Vẹt cockatiel trưởng thành từ 9 – 12 tháng tuổi, cockatiel thường làm tổ trong các hốc cây, thường là cây bạch đàn gần nguồn nước ngọt, vẹt mái đẻ khoảng 4 – 7 quả trứng, thời gian ấp trứng từ 17 – 23 ngày, vẹt non mọc đủ lông sau khoảng 5 tuần tuổi.
Trong môi trường nuôi nhốt, vẹt cockatiel là một loài rất dễ sinh sản, chúng bắt cặp và sinh sản quanh năm.

3. Vẹt cockatiel có nói được không
Vẹt cockatiel thường rất ít nói, hầu như không nói, nhưng chúng có sở trường huýt sáo rất hay, những con trống có thể nhớ và huýt sáo theo cả một bài nhạc, âm lượng không quá to, chất giọng non trong nghe rất dễ thương.
Là một loài khá yên tĩnh, âm thanh nhỏ, ít hay kêu gào như những loài vẹt khác, nên cockatiel là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho các bạn ở khu dân cư đông đúc hay ở chung cư chọn nuôi.

4. Cách nuôi vẹt cockatiel
Những con vẹt mã lai hoang dã thường ăn hạt, đặc biệt là cây keo , lúa mì , hoa hướng dương và lúa. Tuy nhiên trong môi trường nuôi nhốt chúng ta cần bổ sung nhiều loại thức ăn, đa dạng các loại hạt, rau, củ, quả để cung cấp đủ dinh dưỡng, vitamin cho vẹt khoẻ mạnh, thông minh, và có bộ lông bóng mượt.
Nên cho vẹt ăn những loại hạt, thức ăn chuyên dùng cho vẹt, trong thành phần thức ăn đã được trộn sẵng vitamin, khoáng, canxi, điện giải, và các loại thuốc phòng ngừa bệnh cho vẹt, ngoài ra thức ăn chuyên dụng an toàn hơn những loại hạt không rõ nguồn gốc như những loại hạt không rõ nguồn gốc thường có chất bảo quản, thuốc trừ sâu chưa được loại bỏ, gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của vẹt.

Với vẹt non, nên cho ăn những loại bột chuyên dùng cho vẹt, không nên cho vẹt ăn cháo hay bột sữa cho em bé, vì hệ tiêu hoá của vẹt rất khác hệ tiêu hoá của người. Nếu bạn cho vẹt ăn thức ăn của người trong thời gian dài sẽ làm cho vẹt gầy yếu, dần dần có thể gây tử vong cho vẹt.
Về lồng nuôi, nên nuôi vẹt trong một chiếc lồng đủ rộng và đủ chắc chắn, vật liệu khuyến cáo là kim loại như lồng sắt, lồng thép carbon, hay lồng inox. Vì mỏ vẹt rất khoẻ, không giống như chim có thể nuôi trong lồng gỗ, tre. Vẹt thường xuyên cắn phá, với chiếc mỏ to khoẻ thì chúng có thể cắn gãy lồng gỗ trong thời gian ngắn để thoát ra ngoài. Bên trong lồng nên bố trí nhiều cây gỗ cho vẹt cắn phá, và đồ chơi cho vẹt chơi để tránh bị stress. Thường xuyên vệ sinh lồng, cốc thức ăn và bình nước, tránh bị dơ lâu ngày vi khuẩn gây bệnh cho vẹt.
Lồng nuôi đặt nơi tránh ánh sáng chiếu trực tiếp, tránh nơi gió lùa hay phòng máy lạnh, vẹt cockatiel dễ hay bệnh vặt, nên chú ý sức khoẻ của vẹt, thường xuyên bổ sung vitamin và điện giải để tăng cường sức đề kháng cho vẹt.
5. Vẹt cockatiel giá bao nhiêu – vẹt mã lai giá bao nhiêu

Khi tìm hiểu loài vẹt này, chúng ta thường có câu hỏi vẹt cockatiel non giá bao nhiêu, vẹt cockatiel trắng giá bao nhiêu, hay vẹt cockatiel lutino giá bao nhiêu, mua vẹt cockatiel non ở đâu giá rẻ…
Do đặc tính sinh sản của vẹt cockatiel là sinh sản quanh năm, mỗi lứa đẻ nhiều trứng, nên giá vẹt cockatiel khá mềm, giá trung bình từ 1 – 3 triệu đồng, tuỳ theo màu sắc của vẹt. Có những trường hợp chỉ vài trăm nghìn là có thể sở hữu được một bé vẹt cockatiel.
Các bạn có thể tìm mua vẹt cockatiel ở rất nhiều nơi, mua lại từ những người chơi ở hội nhóm chơi vẹt, mua từ nguồn nhập khẩu vẹt, mua ở các trại vẹt sinh sản, mua ở các shop vẹt… Nhưng lưu ý chọn nơi uy tín, có kinh nghiệm lâu năm để mua được một chú vẹt khoẻ mạnh và thông minh nha các bạn!
Hy vọng bài viết này cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho bạn về vẹt cockatiel giá bao nhiêu – vẹt mã lai giá bao nhiêu, cách nuôi vẹt cockatiel và các đặc điểm tính cách của loài vẹt này, giúp cho bạn chọn được một chú vẹt ưng ý để làm bạn đồng hành.
Hãy theo dõi ngay kênh youtube của Dạy Vẹt Nói để xem thêm nhiều video về vẹt nha!